Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2019

Bố mẹ mất không để lại di chúc thì chia thừa kế như thế nào?


Tình trạng bố mẹ mất không để lại di chúc đã khiến nhiều anh em, gia đình lục đục, mâu thuẫn về giải quyết tranh chấp di sản thừa kế. Tình cảm anh em trong gia đình rạn nứt, thậm chí còn dẫn đến những xung đột không đáng có. Vậy làm thế nào để chia thừa kế tài sản khi không có di chúc?

Tài sản của người chết nếu không có di chúc, thì xác không xác định được người sở hữu và bảo quản số tài sản đó, khi nó vô chủ thì sẽ càng có nhiều người muốn chiếm hữu. Tuy nhiên để tránh trường hợp tranh chấp kéo dài, pháp luật đã quy định rõ các điều luật và chia ra làm hai nhóm thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Bố mẹ mất không để lại di chúc thì chia thừa kế như thế nào?
Bố mẹ mất không để lại di chúc thì chia thừa kế như thế nào?

Trong trường hợp không có di chúc, tài sản sẽ được chia theo hàng thừa kế, cụ thể:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Luật sư DHLaw cũng khuyên rằng, có nhiều cách để giải quyết tranh chấp di sản thừa kế, chẳng hạn như tiến hành lập di chúc, hoặc sử dụng dịch vụ giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế của DHLaw. 

Dịch vụ tư vấn Luật Thừa kế của DHLaw

  • Tư vấn Thừa kế theo pháp luật;
  • Tư vấn Thừa kế theo di chúc;
  • Tư vấn luật thừa kế có yếu tố nước ngoài;
  • Tư vấn Khai nhận di sản thừa kế;
  • Tư vấn Thủ tục lập, lưu giữ và công bố di chúc theo yêu cầu khách hàng;
  • Tư vấn và đại diện tham gia Giải quyết tranh chấp về thừa kế.
—————————————————————————–

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn Luật Thừa kế DHLaw
Add:  Số 185 Nguyễn Văn Thương (Đường D1 cũ), Phường 25, Q. Bình Thạnh, TPHCM.
Tell: (028) 66 826 954     
Hotline: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2019

Thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài


Trong điều kiện kinh tế phát triển hội nhập quốc tế diễn ra mạnh, nhiều quan hệ thừa kế vượt ra khỏi phạm vi của quốc gia, đó là những quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Đó cũng là một trong những chế định quan trọng của tư pháp quốc tế các nước  và ở Việt Nam.

Di chúc thể hiện quyền tự do của mỗi cá nhân trong việc định đoạt tài sản của mình. Khi giao lưu kinh tế ngày càng phát triển thì việc sở hữu tài sản ở nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến, vấn đề thừa kế di chúc có yếu tố nước ngoài từ đó cũng được đặt ra.


Thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
Thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài


Điều 758 Bộ luật dân sự năm 2005: Thừa kế có yếu tố nước ngoài là quan hệ có ít nhất một bên chủ thể là cá nhận người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài hoặc tài sản thừa kế ở nước ngoài. Đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì hầu hết luôn đi kèm với vấn đề về xung đột pháp luật.


– Theo Điều 767 BLDS 2005 thì: “1. Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết; 2. Quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó”.

– Như vậy, đối với di sản thừa kế là động sản, tư pháp quốc tế Việt Nam áp dụng nguyên tắc Luật quốc tịch. Điều này có nghĩa là luật áp dụng đối với quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài mà di sản để lại thừa kế là động sản là luật của nước mà người để lại di sản có quốc tịch trước khi chết. Pháp luật Việt Nam sẽ áp dụng đối với các quan hệ thừa kế mà công dân Việt Nam là người để lại di sản thừa kế là động sản bất kể quan hệ này xảy ra ở đâu và di sản đang hiện diện ở nước nào. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam sẽ không được áp dụng khi công dân nước ngoài để lại di sản là động sản hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam và quan hệ thừa kế xảy ra tại Việt Nam.

– Riêng đối với thừa kế theo luật mà di sản thừa kế là bất động sản, tư pháp quốc tế Việt Nam áp dụng nguyên tắc Luật nơi có vật. Điều này có nghĩa là công dân Việt Nam để lại di sản thừa kế là bất động sản thì pháp luật Việt Nam không có cơ hội áp dụng nếu bất động sản không hiện diện ở Việt Nam và ngược lại, pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng khi công dân nước ngoài để lại di sản thừa kế là bất động sản hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam.

Công ty luật DHLaw là luôn sẵn sang hỗ trợ khách hàng về các Thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài, để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

-----------------------------------------------

Bộ phận Tư vấn Luật Thừa kế DHLaw
Add: Số 185 đường Nguyễn văn Thương, phường 25, Bình Thạnh, TP. HCM.
Tell: 028 66 826 954   
Hotline: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn