Thứ Ba, 24 tháng 12, 2019

Cách lập di chúc viết tay hợp pháp (Cập nhật 2019)



#dhlaw #luatdhlaw #cachlapdichuc Pháp luật cho phép lập di chúc bằng hình thức viết tay. Tuy nhiên, di chúc viết tay hợp pháp cần tuân thủ đầy đủ những quy định khi lập. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách lập một bản di chúc viết tay hợp pháp để độc giả tham khảo.

https://dhlaw.com.vn/cach-lap-di-chuc-viet-tay-hop-phap/

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2019

Hướng dẫn thực hiện thủ tục thay đổi địa chỉ đăng ký doanh nghiệp

Thay đổi địa chỉ kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là điều có thể xảy ra trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Sau đây là những giấy tờ và hủ tục cần thiết để thực hiện thay đổi thông tin Đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh.


1. Cần chuẩn bị những hồ sơ nào?

Theo  Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT, doanh nghiệp khi muốn thay đổi địa chỉ kinh doanh cần chuẩn bị những hồ sơ sau:

  • Thông báo thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp;
  • Biên bản đề nghị cập nhật, bổ sung thông tin đăng ký doanh nghiệp;
  • Quyết định thay đổi địa chỉ trụ sở doanh nghiệp;
  • Biên bản họp Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng cổ đông về việc thay đổi địa chỉ kinh doanh;
  • Văn bản ủy quyền việc thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh;
  • Văn bản chốt thuế.

2. Thủ tục thay đổi địa chỉ kinh doanh


Theo Điều 12 Thông tư 95/2016/TT-BTC, khi thay đổi địa chỉ kinh doanh làm thay đổi hồ sơ đăng ký thuế thì doanh nghiệp cần phải thông báo với cơ quan thuế trong vòng 10 ngày kể từ khi có sự thay đổi.

Nếu chuyển trụ sở sang tỉnh, thành phố trung ương khác thì doanh nghiệp cần nộp Tờ khai thông tin thay đổi cơ quan quản lý thuế đến cơ quan thuế chuyển đi. Đồng thời, doanh nghiệp thực hiện thay đổi địa chỉ kinh doanh tại Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Người đại diện doanh nghiệp gửi Thông báo thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh (mức phí 50.000 đồng/lần) hoặc thực hiện thay đổi địa chỉ kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trong vòng 03 ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ đề nghị thay đổi đăng ký doanh nghiệp hợp lệ, cở quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tr5 sở mới. Trường hợp nếu từ chối thì cơ quan đăng ký doanh nghiệp có trách nhiệm nêu rõ nguyên nhân vì sao từ chối và đề xuất doanh nghiệp điều chỉnh, bổ sung hồ sơ.

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2019

Thủ tục hưởng thừa kế của người Việt Kiều

Khi xã hội phát triển, các mối quan hệ giao lưu quốc tế trở nên rộng mở và tạo điều kiện cho những cuộc hôn ngân giữa người Việt Nam với người nước ngoài. Sau thời gian kết hôn với người nước ngoài, người để lại di sản chết sẽ phát sinh quan hệ thừa kế. Vậy thủ tục hưởng thừa kế của người Việt Kiều tại Việt Nam như thế nào? Để hiểu rõ về vấn đề này, DHLaw xin mời độc giả theo dõi nội dung sau đây: 

1. Quyền thừa kế di sản tại Việt Nam của người Việt Kiều



Quyền thừa kế di sản là quyền cơ bản của người dân được pháp luật bảo hộ. Vì vậy, dù là người Việt Nam hay Kiều bào Việt cũng đều nhận được tài sản thừa kế theo đúng quy định của pháp luật. 


Các trường hợp thừa kế có yếu tố nước ngoài bao gồm: Người để lại tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài; Người thừa kế tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Tài sản thừa kế ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam.

Thủ tục hưởng thừa kế của người Việt Kiều

Quyền thừa kế đất đai của người Việt Kiều được quy định cụ thể tại điều 689 BLDS 2015 như sau: 

- Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết. 

- Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

Những người Việt kiều có thể tham khảo ý kiến của luật sư DHLaw qua Hotline: 0909 854 850 để được tư vấn pháp lý thừa kế miễn phí 24/24. 

2. Thủ tục hưởng thừa kế của người Việt Kiều

Người Việt Kiều muốn hưởng thừa kế phải hoàn tất thủ tục khai nhận di sản. Hồ sơ thực hiện bao gồm:

- Di chúc (nếu có);

- Phiếu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu;

- Dự thảo văn bản thừa kế (nếu có);

- Bản sao giất tờ tùy thân (CMND), sổ hộ khẩu, hộ chiếu);

- Giấy xác nhận nguồn gốc Việt Nam;

- Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đai và nhà ở của người để lại di sản;

- Các loại giấy tờ khác như giấy chứng tử của người để lại di sản; giấy khai sinh;

- Giấy chứng nhận kết hôn chứng minh quan hệ của người thừa kế với người để lại di sản.

Lưu ý: Người Việt Kiều ở nước ngoài có thể ủy quyền cho người thân tại Việt Nam làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Việc ủy quyền được thực hiện trực tiếp tại cơ quan đại diện ngoại giao của nước Việt nam, Nơi người được ủy quyền sinh sống như Đại sứ quán, Lãnh sự quán. Người được ủy quyền chỉ thực hiện các công việc trong phạm vi được ủy quyền.

3. Dịch vụ tư vấn thừa kế cho Kiều bào Việt

Công ty luật DHLaw cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý cho Kiều Bào Việt như:

- Tư vấn cách phân chia di sản theo di chúc và theo pháp luật;
- Tư vấn thủ tục khai nhận di sản thừa kế;
- Tư vấn từ chối quyền thừa kế;
- Tư vần chuyển nhượng quyền sử dụng đất thừa kế;
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán đất thừa kế;
- Giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế;
- Soạn thảo di chúc, văn bản kê khai di sản, đơn khởi kiện, hợp đồng mua bán nhà đất thừa kế.

Ngoài tư vấn thừa kế cho Kiều bào Việt, DHLaw còn tư vấn các thủ tục pháp lý khác như: tư vấn kết hôn, tư vấn ly hôn nhanh, tư vấn đăng ký thẻ tạm trú, tư vấn trích lục khai sinh, tư vấn thủ tục nhận con nuôi, tư vấn thành lập công ty, văn phòng đại diện tại Việt Nam. Nếu quý khách có nhu cầu cần liên hệ trực tiếp đến:

Bộ phận Tư vấn Pháp lý DHLaw
Add: Số 185 Nguyễn Văn Thương (D1 cũ), Phường 25, Q. Bình Thạnh, TPHCM
Tell: (028) 66 826 954     
Hotline: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn








Thứ Tư, 24 tháng 7, 2019

Thủ tục từ chối khai nhận di sản thừa kế mới nhất

Bên cạnh những người thừa kế muốn sở hữu di sản do cha mẹ để lại thì cũng có những người vì một lý do nào đó mà họ không muốn nhận di sản. Vậy thủ tục từ chối khai nhận di sản thừa kế mới nhất gồm những giấy tờ gì, các bước thực hiện như thế nào? Quý khách hãy cùng DHLaw tham khảo kỹ nội dung bên dưới đây nhé! 

1. Từ chối quyền thừa kế là gì?

Là việc người thừa kế không muốn nhận di sản do người chết để lại theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người này có quyền khước từ quyền thừa kế của mình trừ trường hợp trốn tránh nghĩa vụ thừa kế khác như trả nợ, nghĩa vụ bồi thường, nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ nộp thuế... Mọi cá nhân đều có quyền bình đẳng trước pháp luật về quyền thừa kế và quyền từ chối nhận di sản. 

2. Thời điểm từ chối nhận di sản thừa kế

Khoản 3 Điều 620 BLDS 2015 quy định thời điểm được từ chối nhận di sản thừa kế là trước khi mở di chúc (mở thừa kế). Tức là không còn bị giới hạn trong vòng 06 tháng như tại BLDS 2005 quy định. 

Thủ tục từ chối khai nhận di sản thừa kế mới nhất
Thủ tục từ chối khai nhận di sản thừa kế mới nhất

3. Thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế

Các loại giấy tờ cần thiết cho việc tiến hành thủ tục từ chối nhận thừa kế bao gồm:

- Phiếu yêu cầu công chứng

- Văn bản khai nhận tài sản thừa kế

- Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế

- Di chúc (nếu có)

- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản như: sổ đỏ, sổ tiết kiệm, giấy đăng ký ô tô, xe máy, giấy đăng ký sở hữu trí tuệ...

- Các giấy tờ chứng minh mối quan hệ thân nhân giữa người để lại di sản và người từ chối nhận di sản như: chứng minh nhân dân, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu.

- Giấy tờ chứng tử hoặc các giấy tờ chứng minh người để lại di sản đã chết.

4. Có cần công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế không?

- Căn cứ vào Khoản 3 Điều 620 BLDS 2015, nếu muốn từ chối nhận di sản thừa kế thì phải lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản biết. Việc từ chối quyền thừa kế là công khai, minh bạch.

- Nếu như trong BLDS 2005, để đảm bảo tính xác thực và quyền thừa kế hợp pháp của các bên, tránh tình trạng làm giả giấy tờ, văn bản pháp lý, pháp luật quy định rõ về việc công chứng, chứng thực văn bản từ chối nhận di sản. Tuy nhiên đến BLSD 2015 thì quy định về công chứng, chứng thực văn bản từ chối nhận di sản thừa kế bị bãi bỏ. Theo đó, chỉ cần lập văn bản từ chối quyền thừa kế mà không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Người thừa kế cũng có thể yêu cầu công chứng nếu cảm thấy đó là cần thiết.

5. Quy trình từ chối nhận di sản thừa kế

Để việc thực hiện từ chối di sản thừa kế diễn ra thuận lợi, suôn sẻ, quý khách nên nắm rõ các bước thực hiện sau:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên.

- Bước 2: Liên hệ và nộp hồ sơ đã chuẩn bị cho Phòng/Văn phòng công chứng.

- Bước 3: Công chứng viên kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và các điều kiện đủ để từ chối nhận di sản thừa kế như: hồ sơ đầy đủ, hợp pháp; nếu hồ sơ thiếu hoặc sai sót thì phải bổ sung, sửa chữa; nếu phát hiện hồ sơ là giả mạo, không đủ cơ sở giải quyết thì công chứng viên từ chối xử lý.

- Bước 4: Nếu có dự thảo văn bản thì công chứng viên kiểm tra, nếu chưa có thì công chứng viên soạn và đưa cho người yêu cầu từ chối di sản đọc. Khi người yêu cầu đồng ý mọi nội dung trong dự thảo thì công chứng viên hướng dẫn ký tên, điểm chỉ vào văn bản. Cuối cũng công chứng viên ký, đóng dấu, trả kết quả cho người yêu cầu.

Trên đây là một số thông tin hữu ích công ty luật DHLaw cung cấp về thủ tục từ chối khai nhận di sản thừa kế mưới nhất. Mọi thắc mắc quy khách vui lòng liên hệ trực tiếp cho chúng tôi qua:

Bộ phận Tư vấn Thừa kế DHLaw
Add: Số 185 Nguyễn Văn Thương (D1 cũ), Phường 25, Q. Bình Thạnh, TPHCM
Tell: (028) 66 826 954     
Hotline: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Sự hợp tác của quý khách hàng là niềm vinh dự của chúng tôi!







Thứ Ba, 23 tháng 7, 2019

Giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự

Hiện nay, nhu cầu giao dịch dân sự tăng cao và xuất hiện phổ biến trong đời sống, và để việc giao dịch đó trở nên hợp pháp thì các bên phải soạn thảo văn bản thỏa thuận (hay còn gọi là hợp đồng giao dịch dân sự). Trên thực tế, mặc dù đã có hợp đồng nhưng vẫn không tránh khỏi tình trạng tranh chấp hợp đồng.

1. Khái niệm hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật

Hợp đồng dân sự được định nghĩa là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng dân sự được xác lập trên nguyên tắc: tự do giao kết hợp đồng, tức là các bên được tự do thỏa thuận về nội dung hợp đồng, nhưng không được trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội.

Nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).

Giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự
Giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự

2. Các loại hợp đồng dân sự thường gặp

Căn cứ Điều 402 Bộ luật dân sự năm 2015 có một số loại hợp đồng dân sự phổ biến như:

- Hợp đồng song vụ: là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.

- Hợp đồng đơn vụ: là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.

- Hợp đồng chính: là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.

- Hợp đồng phụ: là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.

- Hợp đồng vì lợi ích của người thứ 3: là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện
nghĩa vụ và người thứ 3 được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.

- Hợp đồng có điều kiện: là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.

3. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng dân sự

Một số nguyên nhân dẫn đến giải quyết tranh chấp hợp đồng là:

- Do hợp đồng được soạn thảo sơ sài, các nội dung điều khoản không rõ ràng.

- Một trong hai bên tham gia ký kết hợp đồng tự động hủy bỏ hoặc phá vỡ các quy tắc, điều khoản mà nội dung hợp đồng đã ghi rõ và được 2 bên đồng thuận ký kết trước đó.

- Một trong các bên bị cưỡng ép viết, ký hợp đồng nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.

- Hợp đồng dân sự bị hủy bỏ, thất lạc hoặc làm giả, chỉnh sửa nội dung khi không được bên còn lại đồng ý.

- Hợp đồng do các bên tự soạn thảo không đảm bảo yếu tố pháp lý, dẫn đến việc Tòa án không thể xét xử.

4. Hậu quả của tranh chấp hợp đồng dân sự

Tranh chấp hợp đồng dân sự diễn ra thường xuyên nên cũng rất phức tạp và rườm rà. Thời gian để giải quyết, xác minh giấy tờ, xác minh tài sản... cũng làm mất rất nhiều thời gian của chính người trong cuộc.

Khi có tranh chấp, bạn phải mất rất nhiều thời gian, công sức đi lại để nộp đơn khởi kiện đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Mối quan hệ xã hội giữa các bên tham gia hợp đồng cũng bị rạn nứt.

Vậy phải làm sao để giải quyết được mâu thuẫn này một cách hiệu quả và tối ưu nhất? DHLaw sẽ giới thiệu đến các bạn một số cách thức giúp hòa giải tranh chấp hợp đồng hiệu quả.

5. Các phương thức hòa giải tranh chấp hợp đồng dân sự

Bộ luật dân sự mới nhất 2015 có quy định rõ về các phương thức hòa giải tranh chấp hợp đồng dân sự cụ thể như sau:

- Tự hòa giải: là do các bên tranh chấp tự bàn bạc để đi đến thống nhất phương án giải quyết tranh chấp mà không cần tới sự tác động hay giúp đỡ của đệ tam nhân.

-  Hòa giải qua trung gian: là việc các bên tranh chấp tiến hành hòa giải với nhau dưới sự hổ trợ, giúp đỡ của người thứ ba (người trung gian hòa giải). Trung gian hòa giải có thể là cá nhân, tổ chức hay Tòa án do các bên tranh chấp chọn lựa hoặc do pháp luật qui định.

-  Hòa giải ngoài thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được các bên tiến hành trước khi dưa đơn khởi kiện ra Tòa án hay trọng tài.

-  Hòa giải trong thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được tiến hành tại Tòa án, trong tài khi các cơ quan này tiến hành giải quyết tranh chấp theo đơn kiện của một bên (hòa giải dưới sự trợ giúp của Tòa án hay trọng tài). Tòa án, trong tài sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên và quyết định này có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.

6. Dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự của DHLaw

Công ty luật DHLaw cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng uy tín, chuyên nghiệp. Công việc chính của chúng tôi là tư vấn luật hợp đồng và soạn thảo hợp đồng. Nhưng nếu như quý khách cần hỗ trợ tư vấn giải quyết tranh chấp thì chúng tôi vẫn thực hiện. Đồng thời, chúng tôi cũng giải quyết tranh chấp các loại hợp đồng khác như: hợp đồng kinh doanh, hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng đầu tư, hợp đồng liên doanh, hợp đồng dịch vụ... cùng rất rất nhiều loại hợp đồng khác. Tùy vào nhu cầu của từng khách hàng mà chúng tôi đứa ra hướng xử lý phù hợp nhất.

Công việc tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng của DHLaw bao gồm:

- Tư vấn luật cho khách hàng các quy định liên quan;

- Nghiên cứu hồ sơ, đánh giá vụ việc;

- Tìm căn cứ pháp lý, hướng dẫn khách hàng thu thập chứng cứ;

- Tư vấn lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp;

- Tham gia chủ trì thương lượng, hòa giải cho các bên;

- Trực tiếp soạn thảo hồ sơ, đơn từ khởi kiện cho khách hàng.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Bộ phận Tư vấn và Soạn thảo Hợp đồng DHLaw
Add: 185 Nguyễn Văn Thương (D1 cũ), Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Tell: (028) 66 826 954   
Hotline: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn





Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2019

Bố mẹ mất không để lại di chúc thì chia thừa kế như thế nào?


Tình trạng bố mẹ mất không để lại di chúc đã khiến nhiều anh em, gia đình lục đục, mâu thuẫn về giải quyết tranh chấp di sản thừa kế. Tình cảm anh em trong gia đình rạn nứt, thậm chí còn dẫn đến những xung đột không đáng có. Vậy làm thế nào để chia thừa kế tài sản khi không có di chúc?

Tài sản của người chết nếu không có di chúc, thì xác không xác định được người sở hữu và bảo quản số tài sản đó, khi nó vô chủ thì sẽ càng có nhiều người muốn chiếm hữu. Tuy nhiên để tránh trường hợp tranh chấp kéo dài, pháp luật đã quy định rõ các điều luật và chia ra làm hai nhóm thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Bố mẹ mất không để lại di chúc thì chia thừa kế như thế nào?
Bố mẹ mất không để lại di chúc thì chia thừa kế như thế nào?

Trong trường hợp không có di chúc, tài sản sẽ được chia theo hàng thừa kế, cụ thể:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Luật sư DHLaw cũng khuyên rằng, có nhiều cách để giải quyết tranh chấp di sản thừa kế, chẳng hạn như tiến hành lập di chúc, hoặc sử dụng dịch vụ giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế của DHLaw. 

Dịch vụ tư vấn Luật Thừa kế của DHLaw

  • Tư vấn Thừa kế theo pháp luật;
  • Tư vấn Thừa kế theo di chúc;
  • Tư vấn luật thừa kế có yếu tố nước ngoài;
  • Tư vấn Khai nhận di sản thừa kế;
  • Tư vấn Thủ tục lập, lưu giữ và công bố di chúc theo yêu cầu khách hàng;
  • Tư vấn và đại diện tham gia Giải quyết tranh chấp về thừa kế.
—————————————————————————–

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn Luật Thừa kế DHLaw
Add:  Số 185 Nguyễn Văn Thương (Đường D1 cũ), Phường 25, Q. Bình Thạnh, TPHCM.
Tell: (028) 66 826 954     
Hotline: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2019

Thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài


Trong điều kiện kinh tế phát triển hội nhập quốc tế diễn ra mạnh, nhiều quan hệ thừa kế vượt ra khỏi phạm vi của quốc gia, đó là những quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Đó cũng là một trong những chế định quan trọng của tư pháp quốc tế các nước  và ở Việt Nam.

Di chúc thể hiện quyền tự do của mỗi cá nhân trong việc định đoạt tài sản của mình. Khi giao lưu kinh tế ngày càng phát triển thì việc sở hữu tài sản ở nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến, vấn đề thừa kế di chúc có yếu tố nước ngoài từ đó cũng được đặt ra.


Thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
Thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài


Điều 758 Bộ luật dân sự năm 2005: Thừa kế có yếu tố nước ngoài là quan hệ có ít nhất một bên chủ thể là cá nhận người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài hoặc tài sản thừa kế ở nước ngoài. Đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì hầu hết luôn đi kèm với vấn đề về xung đột pháp luật.


– Theo Điều 767 BLDS 2005 thì: “1. Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết; 2. Quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó”.

– Như vậy, đối với di sản thừa kế là động sản, tư pháp quốc tế Việt Nam áp dụng nguyên tắc Luật quốc tịch. Điều này có nghĩa là luật áp dụng đối với quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài mà di sản để lại thừa kế là động sản là luật của nước mà người để lại di sản có quốc tịch trước khi chết. Pháp luật Việt Nam sẽ áp dụng đối với các quan hệ thừa kế mà công dân Việt Nam là người để lại di sản thừa kế là động sản bất kể quan hệ này xảy ra ở đâu và di sản đang hiện diện ở nước nào. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam sẽ không được áp dụng khi công dân nước ngoài để lại di sản là động sản hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam và quan hệ thừa kế xảy ra tại Việt Nam.

– Riêng đối với thừa kế theo luật mà di sản thừa kế là bất động sản, tư pháp quốc tế Việt Nam áp dụng nguyên tắc Luật nơi có vật. Điều này có nghĩa là công dân Việt Nam để lại di sản thừa kế là bất động sản thì pháp luật Việt Nam không có cơ hội áp dụng nếu bất động sản không hiện diện ở Việt Nam và ngược lại, pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng khi công dân nước ngoài để lại di sản thừa kế là bất động sản hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam.

Công ty luật DHLaw là luôn sẵn sang hỗ trợ khách hàng về các Thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài, để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

-----------------------------------------------

Bộ phận Tư vấn Luật Thừa kế DHLaw
Add: Số 185 đường Nguyễn văn Thương, phường 25, Bình Thạnh, TP. HCM.
Tell: 028 66 826 954   
Hotline: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2019

Những dịch vụ tư vấn pháp lý thừa kế mới nhất 2019

Đã từ lâu, công ty luật DHLaw được biết đến là địa chỉ uy tín tư vấn pháp lý thừa kế mới nhất 2019. Tất cả những dịch vụ mà chúng tôi cung cấp đem lại nhiều lợi ích quý giá cho quý khách hàng, bảo vệ quý khách trước những tranh chấp dân sự. 

Những dịch vụ tư vấn pháp lý thừa kế mới nhất 2019
Những dịch vụ tư vấn pháp lý thừa kế mới nhất 2019

Những dịch vụ tư vấn pháp lý thừa kế mới nhất 2019 của DHLaw bao gồm:

- Tư vấn lập di chúc
- Tư vấn cách chia tài sản thừa kế
- Giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế
- Tư vấn luật thừa kế có yếu tố nước ngoài
- Tư vấn thủ tục kê khai sản thừa kế
- Tư vấn lập văn bản từ chối nhận di sản
- Tư vấn luật thừa kế đất đai và nhà ở
- Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất thừa kế

Ưu điểm của dịch vụ pháp lý thừa kế mới nhất 2019?

- Cập nhật những quy định pháp luật thừa kế mới nhất
- Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại 24/7
- Đại diện khách hàng thực hiện rà soát giấy tờ chuẩn bị các giấy tờ pháp lý cần thiết để lưu giữ, công chứng.
- Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
- Trực tiếp tiến hành soạn thảo các văn bản như: di chúc, đơn xác nhận nguồn gốc Việt Nam, văn bản kê khai di sản, văn bản từ chối quyền thừa kế..
- Thời gian xử lý hồ sơ nhanh chóng, chất lượng.

Các dịch vụ pháp lý khác: Tư vấn luật đất đai, tư vấn luật doanh nghiệp, tư vấn luật hôn nhân gia đình, tư vấn luật lao động, tư vấn kế toán, thuế...

Ngày nay có quá nhiều công ty, văn phòng luật sư chuyên tư vấn luật thừa kế, tuy nhiên bạn nên chú ý hơn để chọn được địa chỉ tư vấn uy tín và chất lượng nhất. Nếu có nhu cầu tư vấn, bạn hãy liên hệ ngay đến cho chúng tôi qua Hotline: 0909 854 850. Hoặc trực tiếp đến địa chỉ Số 185 Nguyễn Văn Thương (Đường D1 cũ), Phường 25, Q. Bình Thạnh, TPHCM.




Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2019

Khai di sản thừa kế theo nội dung di chúc

Nội dung di chúc đã có, bản di chúc đó hợp pháp. Vậy thì bây giờ điều bạn cần làm là kê khai di sản thừa kế căn cứ theo nội dung di chúc. Vậy thủ tục tục này gồm những gì? Hôm nay, DHLaw sẽ hướng dẫn sơ lược về quy trình, hồ sơ kê khai di sản cho quý khách hàng cùng tham khảo.

Pháp luật Việt Nam có quy định rõ ràng về quyền thừa kế di sản. sau khi được phân chia di sản thừa kế, người thừa kế cần hoàn tất thủ tục khai nhận tài sản đó để chứng minh mình là người sở hữu hợp pháp. Sau khi đã khai nhận tài sản thì người thừa kế mới có quyền sử dụng, định đoạt, mua bán hoặc tặng cho tài sản vì nó đã trở thành của mình. 

Khai di sản thừa kế theo nội dung di chúc
Khai di sản thừa kế theo nội dung di chúc


Thủ tục khai di sản thừa kế theo nội dung di chúc bao gồm:

- Mẫu đơn khai nhận di sản thừa kế;

- Giấy chứng tử của người để lại di sản;

- Di chúc;

- Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà đất;

- Chứng minh nhân dân, giấy khai sinh, hộ khẩu của người được hưởng di sản theo di chúc.

Quy trình hộp hồ sơ khai di sản lên cơ quan chức năng có thẩm quyền:

Sau khi hoàn tất hồ sơ, người thừa kế nộp trực tiếp tại Ủy ban nhân dân xã nơi có tài sản thừa kế của người chết để lại. Sau 15 ngày niêm yết, nếu không có có bất kì khiếu nại, tố cáo hay đơn khởi kiện nào thì cơ quan công chứng nhận văn bản khai di sản thừa kế. Sau khi khi đã hoàn tất hồ sơ khia nhận di sản, đối với những tài sản là đất đai, nhà ở, người thừa kế bắt buộc phải tiến hành sang tên, chuyển quyền sở hữu căn cứ vào hồ sơ khai nhận di sản thừa kế.

DHLaw cung cấp dịch vụ khai di sản thừa kế bao gồm:

- Tư vấn chung về thừa kế: Quyền thừa kế; Thời gian, địa điểm mở thừa kế; Di sản thừa kế; Hàng thừa kế; Quản lý di sản thừa kế; Tặng cho, từ chối di sản thừa kế; Không được hưởng di sản thừa kế; Thời hiệu khởi kiện thừa kế.

- Tư vấn về Thừa kế theo di chúc: Quyền lập di chúc; Hình thức, nội dung di chúc; Làm chứng, công chứng di chúc; Hiệu lực của di chúc; Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc; Mất di chúc; Thừa kế không phụ thuộc di chúc; Di sản dùng vào việc thờ cúng; Di tặng.

- Tư vấn về Thừa kế theo pháp luật: Các trường hợp thừa kế theo pháp luật; Các hàng thừa kế theo pháp luật.

- Tư vấn về việc khai nhận, phân chia di sản thừa kế: Thủ tục khai nhận di sản thừa kế; Niêm yết; Người phân chia di sản; Thứ tự ưu tiên thanh toán; Phân chi di sản theo di chúc; Phân chia di sản theo pháp luật; Hạn chế phân chia di sản; Phân chia di sản khi phát sinh người thừa kế mới.

- Đại diện khách hàng đàm phán, thương lượng giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế.

- Giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng dân sự/hành chính thông qua khởi kiện tại Tòa án.

Chúng tôi vui mừng chào đón Quý khách đến thăm văn phòng luật sư DHLaw tại:

Địa chỉ: 185 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHHCM.
Email: contact@dhlaw.com.vn
Hotline: 0909 854 850


Thứ Hai, 18 tháng 3, 2019

Tranh chấp quyền thừa kế đất đai khi không có di chúc


Đất đai là loại tài sản thừa kế có giá trị, thường xảy ra tranh chấp. Chính vì thế tranh chấp về quyền thừa kế đất đai là một trong những loại tranh chấp được nhiều Quý khách hàng gửi đến cho DHLaw. Nhằm giúp cho Quý khách hàng hiểu thêm về tranh chấp quyền thừa kế đất đai trong trường hợp không có di chúc, DHLaw mong rằng có thể giải đáp một phần nào đó những thắc mắc của Quý khách hàng qua bài viết sau. 



1. Quyền thừa kế là gì? Tranh chấp quyền thừa kế đất đai không có di chúc là gì? 

Quyền thừa kế là quyền để lại tài sản của mình (gọi là di sản thừa kế) cho người khác sau khi chết, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật 

Tranh chấp quyền thừa kế đất đai không có di chúc là tranh chấp giữa những người có quyền thừa kế đất đai với nhau hoặc với những người có quyền và lợi ích liên quan trong trường hợp đất đai được chia thừa kế theo pháp luật. Có thể nói đây là loại tranh chấp đất đai trong trường hợp thừa kế theo pháp luật. 

Như vậy, tranh chấp quyền thừa kế đất đai trong trường hợp không có di chúc có thể là việc yêu cầu chia di sản thừa kế theo pháp luật hay xác nhận quyền thừa kế của mình, bác bỏ quyền thừa kế của người khác hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại… 

2. Giải quyết tranh chấp quyền thừa kế đất đai trong trường hợp không có di chúc. 

Khi Quý khách hàng xảy ra tranh chấp quyền thừa kế đất đai trong trường hợp này, thông thường các bên tranh chấp có thể thương lượng thỏa thuận với nhau về hướng giải quyết tranh chấp. Nếu không thỏa thuận được qua các cuộc thương lượng giữa các bên xảy ra tranh chấp thì Quý khách hàng có thể giải quyết tranh chấp này tại tòa. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa bao gồm các bước sau: 

- Bước 1: Quý khách nộp hồ sơ khởi kiện về tranh chấp quyền thừa kế đất đai tại TAND quận/huyện nơi có đất đai đất tranh chấp 

- Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho Quý khách 

- Bước 3: Quý khách nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án 

- Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án 

3. Dịch vụ giải quyết tranh chấp quyền thừa kế đất đai của DHLaw 

Dịch vụ giải quyết tranh chấp quyền thừa kế đất đai là một trong những dịch vụ hàng đầu được Quý khách hàng tin tưởng và đánh giá cao. Đội ngũ luật sư và chuyên gia pháp lý của DHLa không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, cùng với sự tận tâm trong công việc sẽ tư vấn những vấn đề như: 

- Tư vấn phương án giải quyết tranh chấp. 

- Tư vấn, đại diện theo ủy quyền của Quý khách hàng thương lượng với các bên tranh chấp. 

- Tư vấn, đại diện và tham gia tố tụng nhằm giải quyết tranh chấp về quyền thừa kế đất đai.




Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2019

Thừa kế thế vị theo pháp luật



Hiện nay các vụ việc tranh chấp về lĩnh vực thừa kế ngày càng tăng, đặc biệt là những vụ việc liên quan đến thừa kế thế vị. Vậy thừa kế thế vị là gì? Trường hợp nào được hưởng thừa kế thế vị? tranh chấp tài sản thừa kế thế vị là gì? Là những thắc mắ mà Quý khách hàng thường gửi về cho DHLaw. Hiểu được điều đó, qua bài viết này chúng tôi hi vọng sẽ giải đáp được một phần những thắc mắc của Quý khách.

1.     Thừa kế thế vị là gì?

Thừa kế thế vị là một trường hợp đặc biệt của thừa kế theo pháp luật. Mục đích của thừa kế thế vị là bảo vệ quyền và nghĩa vụ của cháu, chắt của người để lại di sản trong trường hợp nhất định. Thừa kế thế vị được quy định tại Điều 677 Bộ luật Dân sự 2015 góp phần hoàn thiện và điều chỉnh kịp thời các quan hệ thừa kế trong thực tế.



Thừa kế thế vị theo pháp luật
Thừa kế thế vị theo pháp luật

Như vậy, Thừa kế thế vị là việc các con (cháu, chắt) được thay thế vào vị trí của bố hoặc mẹ (ông, bà) để hưởng di sản của ông, bà (các cụ) trong trường hợp bố hoặc mẹ (ông, bà) chết trược hoặc cùng thời điểm với ông, bà (hoặc các cụ).

2.     Các trường hợp được hưởng thừa kế thế vị

Căn cứ theo Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 thì các trường hợp được hưởng thừa kế thế vị như sau:

-  Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản. Thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống.

-  Trong trường hợp cháu của người để lại di sản cũng chết trước hoặc cùng thời điểm với ông, bà. Thì chắt được hưởng phần di sản mà bố mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Như vậy trường hợp người để lại di sản chết không để lại di chúc mà người được hưởng di sản thừa kế cũng chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì con hoặc cháu tùy vào mỗi trường hợp sẽ được hưởng thừa kế thế vị phần di sản thừa kế đó. Bên cạnh đấy không ít phần thắc mắc gửi về cho DHLaw là liệu con nuôi hay cháu nuôi có được quyền hưởng thừa kế thế vị hay không? Vấn đề này cũng được nhiều luật sư, nhà nghiên cứu đặt ra và có nhiều ý kiến khác nhau. Theo quan điểm của chúng tôi thì con nuôi, cháu nuôi vẫn có thể có quyền hưởng thùa kế thế vị nếu chứng minh được tính hợp pháp. Trên cơ sở khoản 1 và khỏa 2 Điều 651 BLDS 2015.

3.  Dịch vụ tư vấn và hỗ trợ pháp lý về luật thừa kế của DHLaw

Quý khách hàng gặp vấn đề khó khăn hay có vướng mắc trong lĩnh vực luật thừa kế, hãy đến DHLaw để được tư vấn và hỗ trợ tận tình bởi đội ngũ luật sư và chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm. Đến với dịch vụ tư vấn và hỗ trợ pháp lý luật thừa kế của DHLaw Quý khách hàng sẽ được DHLaw tư vấn và hỗ trợ về các vấn đề về:

-         Tư vấn về Thừa kế theo pháp luật
-         Tư vấn về Thừa kế theo di chúc
-         Tư vấn về Thừa kế có yếu tố nước ngoài
-         Tư vấn về giải quyết tranh chấp tài sản Thừa kế
-         Tư vấn về thủ tục khai nhận di sản
-         Tư vấn về từ chối nhận di sản thừa kế
-         DHLaw mang đến cho Quý khách hàng về dịch vụ lập di chúc trọn gói
-         …

Ngoài lĩnh vực luật thừa kế, DHLaw còn cung cấp cho quý khách hàng các dịch vụ Tư vấn và hỗ trợ pháp lý trong các lĩnh vực: Luật doanh nghiệp. luật hôn nhân & gia đình. Luật sở hữu trí tuệ... luật lao động, các dịch vụ Thuế - Kế toán... Vì vậy nếu Quý khách hàng có như cầu hay có những vướng mắc trong công việc liên quan đến các vấn đề pháp lý thì hãy liên lạc ngay cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả nhất.


Trên đây là một số thông tin pháp luật hữu ích về thừa kế thế vị. Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0909 854 850 hoặc trực tiếp đến địa chỉ 185 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM.



Thứ Hai, 18 tháng 2, 2019

Quyền nhận thừa kế đất đai



Mỗi cá nhân đều có quyền thừa kế và người nhận thừa kế đất đai là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức hoặc cộng đồng dân cư.

Căn cứ tại khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013 quy định “Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế Quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật. Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì Quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật”

Việt Nam định cư tại nước ngoài chỉ được nhận thừa kế quyền sử dụng đất khi đáp ứng dầy đủ các điều kiện sau:

Quyền nhận thừa kế đất đai
Quyền nhận thừa kế đất đai

Cũng trong khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013 quy định về người Việt Nam định cư ở nước ngoài như sau “Trong trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được nhận thừa kế Quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó”

Như vậy, không chỉ có người Việt sống ở Việt Nam mới được thừa kế mà còn Kiều bào Việt cũng có quyền thừa kế đất đai.

Công ty luật DHLaw chuyên tư vấn luật thừa kế đất đai cho tất các khách hàng trên địa bàn TPHCM. Dịch vụ chính của chúng tôi bao gồm:

- Đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý tư vấn. Tiếp nhận hồ sơ, các loại giấy tờ liên quan đến quá trình giải quyết thừa kế đất đai.

- Đánh giá, phân tích những hồ sơ, giấy tờ pháp lý mà khách hàng cung cấp. Dựa vào đó để đưa ra phương hướng giải quyết phù hợp.

- Thu thập, xác minh các diện tích đất đai, giá trị phần đất, đai, số đỏ. Các loại giấy tặng mua bán đất, tặng cho quyền sử dụng đất, di chúc… Hồ sơ pháp lý đầy đủ sẽ giúp cho quá trình giải quyết tranh chấp đất đai diễn ra thuận lợi.

- Soạn thảo hồ sơ pháp lý gửi cơ quan làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Nhận giải quyết các tranh chấp về thừa kế đất đai khi có yêu cầu.

- Cử luật sư đại diện cho khách hàng tham gia giải quyết tranh chấp tại cơ quan tố tụng.

Trên đây là một số thông tin huux mà chúng tôi cung cấp về vấn đề Quyền thừa kế đất đai. Quý khách hàng có bất kì điều gì thắc mắc vui lòng liên hệ trực tiếp đến công ty chúng tôi theo địa chỉ 185 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM hoặc Hotline: 0909 854 850. Quý khách sẽ được tư vấn luật miễn phí.

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2019

Cách lập di chúc miệng hợp pháp


Ngoài lập di chúc bằng văn bản, bạn có có thể lập di chúc bằng miệng. Lập di chúc miệng thường được những người cao tuổi lựa chọn vì cơ thể họ yếu, không tiện đi lại và soạn thảo di chúc. Vậy lập di chúc miệng như thế nào? Cần lưu ý những gì? Quý khách hãy cùng DHLaw tìm hiểu kĩ hơn về cách lập di chúc miệng trong khuôn khổ bài viết dưới đây nhé!


Điều 629 Bộ luật Dân sự 2019 quy định về di chúc bằng miệng trong các trường hợp sau:

Cách lập di chúc miệng hợp pháp
Cách lập di chúc miệng hợp pháp

“1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.”

Căn cứ vào nội dung quy định trên thì việc lập di chúc miệng chỉ được lập khi tính mạng của một người bị cái chết đe dọa và họ không có khả năng viết di chúc bằng tay thì mới được lập di chúc bằng miệng. Tuy nhiên nếu sau khi lập di chúc miệng 3 tháng mà người lập di chúc vẫn còn sống, minh mẫn thì bản di chúc miệng đó sẽ bị hủy bỏ và không còn hiệu lực pháp lý.


Người lập di chúc miệng phải đảm bảo các điều kiện cần và đủ căn cứ như sau:

- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

- Phải có ít nhất hai người làm chứng, người làm chứng ghi chép lại, cùng kí tên và điểm chỉ.

- Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày lập di chúc miệng, di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực.

Tóm lại, di chúc miệng được coi là hợp pháp khi tính mạng người lập di chúc bị đe dọa, đồng thời phải đảm bảo được đầy đủ các điều kiện mà pháp luật thừa kế quy định.

Lưu ý: Nội dung tư vấn và quy định pháp luật thừa kế mà chúng tôi nêu ra trên đây có thể đã hết hiệu lực nên chỉ mang tính chất tham khảo. Để cập nhật thông tin về thủ tục lập di chúc, quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hotline 0909 854 850 hoặc địa chỉ Số 185 Nguyễn Văn Thương (Đường D1 cũ), Phường 25, Q. Bình Thạnh, TPHCM.