Thứ Ba, 23 tháng 7, 2019

Giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự

Hiện nay, nhu cầu giao dịch dân sự tăng cao và xuất hiện phổ biến trong đời sống, và để việc giao dịch đó trở nên hợp pháp thì các bên phải soạn thảo văn bản thỏa thuận (hay còn gọi là hợp đồng giao dịch dân sự). Trên thực tế, mặc dù đã có hợp đồng nhưng vẫn không tránh khỏi tình trạng tranh chấp hợp đồng.

1. Khái niệm hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật

Hợp đồng dân sự được định nghĩa là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng dân sự được xác lập trên nguyên tắc: tự do giao kết hợp đồng, tức là các bên được tự do thỏa thuận về nội dung hợp đồng, nhưng không được trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội.

Nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).

Giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự
Giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự

2. Các loại hợp đồng dân sự thường gặp

Căn cứ Điều 402 Bộ luật dân sự năm 2015 có một số loại hợp đồng dân sự phổ biến như:

- Hợp đồng song vụ: là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.

- Hợp đồng đơn vụ: là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.

- Hợp đồng chính: là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.

- Hợp đồng phụ: là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.

- Hợp đồng vì lợi ích của người thứ 3: là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện
nghĩa vụ và người thứ 3 được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.

- Hợp đồng có điều kiện: là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.

3. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng dân sự

Một số nguyên nhân dẫn đến giải quyết tranh chấp hợp đồng là:

- Do hợp đồng được soạn thảo sơ sài, các nội dung điều khoản không rõ ràng.

- Một trong hai bên tham gia ký kết hợp đồng tự động hủy bỏ hoặc phá vỡ các quy tắc, điều khoản mà nội dung hợp đồng đã ghi rõ và được 2 bên đồng thuận ký kết trước đó.

- Một trong các bên bị cưỡng ép viết, ký hợp đồng nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.

- Hợp đồng dân sự bị hủy bỏ, thất lạc hoặc làm giả, chỉnh sửa nội dung khi không được bên còn lại đồng ý.

- Hợp đồng do các bên tự soạn thảo không đảm bảo yếu tố pháp lý, dẫn đến việc Tòa án không thể xét xử.

4. Hậu quả của tranh chấp hợp đồng dân sự

Tranh chấp hợp đồng dân sự diễn ra thường xuyên nên cũng rất phức tạp và rườm rà. Thời gian để giải quyết, xác minh giấy tờ, xác minh tài sản... cũng làm mất rất nhiều thời gian của chính người trong cuộc.

Khi có tranh chấp, bạn phải mất rất nhiều thời gian, công sức đi lại để nộp đơn khởi kiện đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Mối quan hệ xã hội giữa các bên tham gia hợp đồng cũng bị rạn nứt.

Vậy phải làm sao để giải quyết được mâu thuẫn này một cách hiệu quả và tối ưu nhất? DHLaw sẽ giới thiệu đến các bạn một số cách thức giúp hòa giải tranh chấp hợp đồng hiệu quả.

5. Các phương thức hòa giải tranh chấp hợp đồng dân sự

Bộ luật dân sự mới nhất 2015 có quy định rõ về các phương thức hòa giải tranh chấp hợp đồng dân sự cụ thể như sau:

- Tự hòa giải: là do các bên tranh chấp tự bàn bạc để đi đến thống nhất phương án giải quyết tranh chấp mà không cần tới sự tác động hay giúp đỡ của đệ tam nhân.

-  Hòa giải qua trung gian: là việc các bên tranh chấp tiến hành hòa giải với nhau dưới sự hổ trợ, giúp đỡ của người thứ ba (người trung gian hòa giải). Trung gian hòa giải có thể là cá nhân, tổ chức hay Tòa án do các bên tranh chấp chọn lựa hoặc do pháp luật qui định.

-  Hòa giải ngoài thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được các bên tiến hành trước khi dưa đơn khởi kiện ra Tòa án hay trọng tài.

-  Hòa giải trong thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được tiến hành tại Tòa án, trong tài khi các cơ quan này tiến hành giải quyết tranh chấp theo đơn kiện của một bên (hòa giải dưới sự trợ giúp của Tòa án hay trọng tài). Tòa án, trong tài sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên và quyết định này có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.

6. Dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự của DHLaw

Công ty luật DHLaw cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng uy tín, chuyên nghiệp. Công việc chính của chúng tôi là tư vấn luật hợp đồng và soạn thảo hợp đồng. Nhưng nếu như quý khách cần hỗ trợ tư vấn giải quyết tranh chấp thì chúng tôi vẫn thực hiện. Đồng thời, chúng tôi cũng giải quyết tranh chấp các loại hợp đồng khác như: hợp đồng kinh doanh, hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng đầu tư, hợp đồng liên doanh, hợp đồng dịch vụ... cùng rất rất nhiều loại hợp đồng khác. Tùy vào nhu cầu của từng khách hàng mà chúng tôi đứa ra hướng xử lý phù hợp nhất.

Công việc tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng của DHLaw bao gồm:

- Tư vấn luật cho khách hàng các quy định liên quan;

- Nghiên cứu hồ sơ, đánh giá vụ việc;

- Tìm căn cứ pháp lý, hướng dẫn khách hàng thu thập chứng cứ;

- Tư vấn lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp;

- Tham gia chủ trì thương lượng, hòa giải cho các bên;

- Trực tiếp soạn thảo hồ sơ, đơn từ khởi kiện cho khách hàng.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Bộ phận Tư vấn và Soạn thảo Hợp đồng DHLaw
Add: 185 Nguyễn Văn Thương (D1 cũ), Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Tell: (028) 66 826 954   
Hotline: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét