Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2019

Cách lập di chúc miệng hợp pháp


Ngoài lập di chúc bằng văn bản, bạn có có thể lập di chúc bằng miệng. Lập di chúc miệng thường được những người cao tuổi lựa chọn vì cơ thể họ yếu, không tiện đi lại và soạn thảo di chúc. Vậy lập di chúc miệng như thế nào? Cần lưu ý những gì? Quý khách hãy cùng DHLaw tìm hiểu kĩ hơn về cách lập di chúc miệng trong khuôn khổ bài viết dưới đây nhé!


Điều 629 Bộ luật Dân sự 2019 quy định về di chúc bằng miệng trong các trường hợp sau:

Cách lập di chúc miệng hợp pháp
Cách lập di chúc miệng hợp pháp

“1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.”

Căn cứ vào nội dung quy định trên thì việc lập di chúc miệng chỉ được lập khi tính mạng của một người bị cái chết đe dọa và họ không có khả năng viết di chúc bằng tay thì mới được lập di chúc bằng miệng. Tuy nhiên nếu sau khi lập di chúc miệng 3 tháng mà người lập di chúc vẫn còn sống, minh mẫn thì bản di chúc miệng đó sẽ bị hủy bỏ và không còn hiệu lực pháp lý.


Người lập di chúc miệng phải đảm bảo các điều kiện cần và đủ căn cứ như sau:

- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

- Phải có ít nhất hai người làm chứng, người làm chứng ghi chép lại, cùng kí tên và điểm chỉ.

- Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày lập di chúc miệng, di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực.

Tóm lại, di chúc miệng được coi là hợp pháp khi tính mạng người lập di chúc bị đe dọa, đồng thời phải đảm bảo được đầy đủ các điều kiện mà pháp luật thừa kế quy định.

Lưu ý: Nội dung tư vấn và quy định pháp luật thừa kế mà chúng tôi nêu ra trên đây có thể đã hết hiệu lực nên chỉ mang tính chất tham khảo. Để cập nhật thông tin về thủ tục lập di chúc, quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hotline 0909 854 850 hoặc địa chỉ Số 185 Nguyễn Văn Thương (Đường D1 cũ), Phường 25, Q. Bình Thạnh, TPHCM.


Thứ Tư, 2 tháng 1, 2019

Những điều kiện để được hưởng thừa kế thế vị


Thừa kế thế vị là một trong những trường hợp thừa kế đặc biệt. Vậy những điều kiện để được hưởng thừa kế thế vị là gì? Hôm nay, DHLaw sẽ giúp quý khách hàng giải đáp băn khoăn trên trong khuôn khổ nội dung bên dưới.

Căn cứ Điều 652 Bộ Luật Dân sự 2015: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

Những điều kiện để được hưởng thừa kế thế vị
Những điều kiện để được hưởng thừa kế thế vị

Theo đó trong nội dung trên chỉ quy định về trường hợp được hưởng thừa kế thế vị. Dưới đây là một số điều kiện để được hưởng thừa kế thế vị:

Một là, những người được xét là thế vị nhau thì phải có mối quan hệruột thịt với người thừa kế trong hàng thừa kế thứ nhất (quan hệ thừa kế giữa cha, mẹ và con), trong đó người thế vị phải là người ở đời sau (con thế vị cha, mẹ nhưng cha, mẹ không được thế vị con). Như vậy, việc thế vị là mối liên hệ giữa hai bên, một bên được gọi là người được thế vị, một bên được gọi là người thế vị.

Hai là, giữa họ phải có quan hệ huyết thống trực hệ (chỉ có con đẻ thay thế vị trí của cha, mẹ đẻ).

Ba là, thừa kế thế vị chỉ đặt ra khi người được thế vị chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản (cha, mẹ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông, bà hoặc các cụ).

Bốn là, trong mối quan hệ giữa người để lại di sản với người được thế vị thì người để lại di sản phải là người ở đời trước, người được thế vị là người ở đời sau.

Năm là, người thế vị phải còn sống vào thời điểm người được thế vị chết hoặc nếu sinh ra và còn sống sau  thời điểm người được thế vị chết thì phải thành thai trước thời điểm người được thế vị chết.

Trên đây là một số thông tin pháp luật thừa kế hữu ích mà DHLaw cung cấp. Hy vọng quý khách hàng sẽ nắm được quyền thừa kế thế vị cơ bản. Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0909 854 850 hoặc trực tiếp đến địa chỉ Số 185 Nguyễn Văn Thương (Đường D1 cũ), Phường 25, Q. Bình Thạnh, TPHCM.