Thừa kế theo pháp luật được thực hiện hiện trong những trường hợp
nào? Việc thừa kế phải ưu tiên phân chia theo di chúc trước, trong trường hợp
người chết không để lại di chúc thì mới tiến hành phân chia di sản theo quy định
của pháp luật.
Việc phân chia di sản theo pháp luật cũng được thực hiện
trong trường hợp:
- Có di chúc nhưng
di chúc chúc không hợp pháp
- Người được hưởng di sản chết trước hoặc cùng lúc với
người lập di chúc.
- Người được hưởng
di sản từ chối nhận di sản.
- Người được chỉ định
thừa kế theo di chúc không có
quyền hưởng di sản.
Việc thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 651 Bộ
luật dân sự 2015 theo thứ tự các hàng thừa kế như sau:
Một số quy định cơ bản về thừa kế theo pháp luật bạn cần biết |
Hàng
thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ
nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Hàng
thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại,
anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người
chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
Hàng
thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột,
chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết
mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của
người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Di sản được phân chia theo
nguyên tắc: những người thừa kế cùng hàng thì được hưởng phần di sản bằng nhau,
những người ở nhữnghàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở
hàng trước đó do đã chết, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Trên đây là một số thông tin
hữu ích về thừa kế theo pháp luật mà DHLaw chia sẻ, trong thực tiễn vấn đề thừa
kế vẫn còn rất nhiều bất cập và gây nhiều tranh cãi.
-----------------------------------------------
Bộ phận Tư vấn Luật Thừa kế DHLaw
Add: Số 185 Nguyễn Văn Thương (Đường D1 cũ), Phường 25, Q. Bình Thạnh, TPHCM.
Tell: 028 66 826 954
Hotline: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét