Để nâng cao vai trò của tài
sản trí tuệ đối với sự phát triển của doanh nghiệp và nền kinh tế, nhiều quốc
gia đã sớm chú trọng xây dựng và thực thi các chính sách khuyến khích việc khai
thác các khía cạnh thương mại của tài sản trí tuệ. Đây là cơ sở để hoạt động định
giá tài sản trí tuệ phát triển.
Dưới đây là một số giải pháp
hoàn thiện các quy định pháp luật về định giá tài sản trí tuệ:
Thứ nhất. Nhóm giải pháp kiến
nghị đối với nhà nước
Ở Trung Quốc, để khuyến
khích việc khai thác và sử dụng tài sản trí tuệ, Nhà nước đã sớm ban hành các
chính sách về thương mại hóa tài sản trí tuệ và định giá tài sản trí tuệ. Năm
2005, Quốc Vụ viện đã khởi động triển khai ban hành và thực hiện Chiến lược sở
hũu tri tuệ quốc gia. Trung Quốc đã ban hành mới Luật Công ty quy định về tỷ lệ
góp vốn vào công ty bằng tài sản trí tuệ chiếm 70% vốn đăng ký (trước đó tỷ lệ
này là 20%). Ở các khu công nghiệp phát triển thì quy định còn tiến bộ hơn,
không hạn chế tỷ lệ góp vốn bằng tài sản trí tuệ. Quy định pháp luật và thực tiễn
đã nâng cao tầm quan trọng của tài sản trí tuệ, tạo ra những điều kiện căn bản
cho việc phát triển hoạt động định giá tài sản trí tuệ. Năm 2006, Bộ Tài chính
và Cơ quan sở hữu trí tuệ Trung Quốc đã ban hành “Thông báo về một số vấn đề
liên quan đến tăng cường công tác quản lý định giá tài sản trí tuệ”. Văn bản
này quy định về các trường hợp phải định giá tài sản trí tuệ: các trường hợp sử
dụng tài sản trí tuệ để góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ
phần, thế chấp tài sản trí tuệ mà không có giá tham chiếu trên thị trường, thì
phải yêu cầu định giá; các cơ quan hành chính phát mại, chuyển nhượng, trao đổi
tài sản trí tuệ, các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi cơ cấu,
hợp nhất, chia tách, giải thể, đầu tư, chuyển nhượng, trao đổi, phát mại, trả nợ…
có yếu tố liên quan đến tài sản trí tuệ; doanh nghiệp nhà nước thu mua hoặc
trao đổi để lấy tài sản trí tuệ từ các doanh nghiệp ngoài nhà nước, hoặc nhận
góp vốn bằng tài sản trí tuệ của các doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp
nhà nước muốn cho các công ty, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nước
ngoài sử dụng tài sản trí tuệ mà trên thị trường không có giá trị tham chiếu;
các hoạt động tố tụng tại tòa án, cơ quan trọng tài hoặc theo yêu cầu của đương
sự có liên quan đến tài sản trí tuệ… Thông báo này còn quy định việc định giá
tài sản trí tuệ phải được tiến hành bởi các tổ chức định giá tài sản do Bộ Tài
chính phê chuẩn. Các tổ chức định giá này trong quá trình thực hiện hoạt động
nghiệp vụ của mình có thể mời các chuyên gia về sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền…
hỗ trợ về mặt chuyên môn, nhưng không vì thế mà được giảm nhẹ trách nhiệm pháp
lý cho những cán bộ làm công tác định giá.
Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về định giá tài sản trí tuệ |
Để tăng cường hoạt động này, Bộ Tài
chính và Cơ quan sở hữu tri tuệ thường xuyên tổ chức các lớp bồi dƣỡng chuyên
môn về định giá tài sản trí tuệ, tổ chức thi sát hạch và cấp chứng chỉ, đảm bảo
chất lượng đào tạo, không ngừng nâng cao năng lực và trình độ cho các cán bộ
chuyên trách định giá tài sản trí tuệ. Cùng với việc từng bước hoàn thiện văn bản
pháp luật, hoạt động định giá tài sản vô hình của Trung Quốc đã có những bước
phát triển đáng kể. Hiện nay, Trung Quốc đã có hơn 10 văn phòng chuyên định giá
tài sản vô hình. Ngoài ra, hơn 3800 văn phòng định giá tổng hợp cũng thực hiện
hoạt động định giá tài sản vô hình, với gần 60.000 người làm công tác này,
trong đó có hơn 20.000 người đã được cấp thẻ hành nghề định giá.
Tham khảo thêm: Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
Tham khảo kinh nghiệm từ
Trung Quốc, để thúc đẩy việc khai thác tài sản trí tuệ, đưa khoa học và công
nghệ trở thành động lực tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, Nhà nước cần chú trọng
xây dựng các văn bản pháp luật trực tiếp điều chỉnh khía cạnh kinh tế của tài sản
trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có các quy định về vấn đề kiểm soát
giá trị tài sản trí tuệ, như: tạo dựng, khai thác, duy trì, phát triển, kiểm
tra và xác định giá trị của tài sản trí tuệ. Từ đó tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp tự xác định giá trị tài sản trí tuệ để ghi nhận trong báo cáo tài chính
và thực hiện các giao dịch về tài sản trí tuệ. Đồng thời, cần xây dựng một
chính sách phù hợp, nhất quán và đồng bộ giữa định giá tài sản trí tuệ và chế độ
kế toán, kiểm toán để phản ánh đầy đủ và chính xác giá trị tài sản vô hình nói
chung và tài sản trí tuệ nói riêng.
Thứ hai, Nhà nước cần chú trọng
đào tạo nguồn nhân lực thực hiện định giá tài sản trí tuệ. Nhà nước cần có kế
hoạch đào tạo, tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn về định giá tài sản trí tuệ,
tổ chức thi sát hạch và cấp chứng chỉ, đảm bảo chất lượng đào tạo không ngừng
nâng cao năng lực và trình độ nguồn nhân lực cho hoạt động định giá tài sản trí
tuệ.
Thứ ba, Nhà nước cần triển
khai các chương trình hỗ trợ phát triển và khai thác tài sản trí tuệ như chương
trình hỗ trợ vay vốn thế chấp bằng tài sản trí tuệ theo như kinh nghiệm của
Trung Quốc,… để khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động đầu tư, kinh doanh dựa trên
tài sản trí tuệ.
Thứ hai. Nhóm giải pháp kiến
nghị đối với các doanh nghiệp
Thứ nhất, doanh nghiệp cần
nâng cao nhận thức về vai trò của tài sản trí tuệ và định giá tài sản trí tuệ đối
với sự phát triển doanh nghiệp. Việc không chú trọng tới giá trị các tài sản
trí tuệ chính là nguyên nhân dẫn đến những sự thất thoát nguồn vốn, thiệt hại lợi
ích của doanh nghiệp trong các hoạt động cổ phần hóa, liên doanh, mua bán, sáp
nhập doanh nghiệp thời gian vừa qua. Để có thể quản lý và khai thác giá trị các
tài sản trí tuệ một cách hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải chú trọng việc bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ, xây dựng chiến lược quản lý, kiểm soát tài sản trí tuệ
phù hợp để phản ánh đầy đủ và chính xác giá trị tài sản vô hình nói chung và
tài sản trí tuệ nói riêng.
Bạn có thể quan tâm: Dịch vụ đăng ký bản quyền
Thứ hai, doanh nghiệp cần
xác định xem những loại tài sản trí tuệ nào cần được định giá. Nhiều doanh nghiệp
rất lúng túng trong việc xác định xem nên định giá những loại tài sản trí tuệ
nào. Một trong những kinh nghiệm quý báu của các chuyên gia định giá cho thấy
trước khi muốn định giá một tài sản trí tuệ nào, doanh nghiệp cần xác định:
+ Tài sản có khả năng nhận
diện không
+ Tài sản có tạo ra các lợi
ích cho doanh nghiệp không
+ Tài sản có được bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ không
+ Tài sản có thể được chuyển
nhượng không
Ví dụ: việc li-xăng bản quyền
của các cuốn sách mô tả một quy trình hoá học sẽ không có giá trị gì nếu không
kèm theo các quyền đối với sáng chế bảo hộ quy trình đó. Các quyền đối với một
cải tiến được cấp sáng chế sẽ vô ích nếu không có các quyền gắn với sáng chế
ban đầu. Một li-xăng để sản xuất ra một sản phẩm được bảo hộ theo một sáng chế
có thể cũng không có giá trị trừ khi bí quyết công nghệ sản xuất được cung cấp
kèm theo.
Luật sư, tiến sĩ Lê Minh
Thái –Tổng giám đốc Công ty luật DHLaw
Để được tư vấn trực tiếp,
Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Bộ phận Tư vấn Sở hữu
trí tuệ DHLaw
Add: Số 185 Nguyễn Văn Thương (Đường D1 cũ), Phường 25, Q. Bình Thạnh, TPHCM.
Tell: 028 66 826 954
Hotline: 0909 854 850
Email:
contact@dhlaw.com.vn
Rất mong nhận được sự
hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét