Thứ Tư, 24 tháng 7, 2019

Thủ tục từ chối khai nhận di sản thừa kế mới nhất

Bên cạnh những người thừa kế muốn sở hữu di sản do cha mẹ để lại thì cũng có những người vì một lý do nào đó mà họ không muốn nhận di sản. Vậy thủ tục từ chối khai nhận di sản thừa kế mới nhất gồm những giấy tờ gì, các bước thực hiện như thế nào? Quý khách hãy cùng DHLaw tham khảo kỹ nội dung bên dưới đây nhé! 

1. Từ chối quyền thừa kế là gì?

Là việc người thừa kế không muốn nhận di sản do người chết để lại theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người này có quyền khước từ quyền thừa kế của mình trừ trường hợp trốn tránh nghĩa vụ thừa kế khác như trả nợ, nghĩa vụ bồi thường, nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ nộp thuế... Mọi cá nhân đều có quyền bình đẳng trước pháp luật về quyền thừa kế và quyền từ chối nhận di sản. 

2. Thời điểm từ chối nhận di sản thừa kế

Khoản 3 Điều 620 BLDS 2015 quy định thời điểm được từ chối nhận di sản thừa kế là trước khi mở di chúc (mở thừa kế). Tức là không còn bị giới hạn trong vòng 06 tháng như tại BLDS 2005 quy định. 

Thủ tục từ chối khai nhận di sản thừa kế mới nhất
Thủ tục từ chối khai nhận di sản thừa kế mới nhất

3. Thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế

Các loại giấy tờ cần thiết cho việc tiến hành thủ tục từ chối nhận thừa kế bao gồm:

- Phiếu yêu cầu công chứng

- Văn bản khai nhận tài sản thừa kế

- Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế

- Di chúc (nếu có)

- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản như: sổ đỏ, sổ tiết kiệm, giấy đăng ký ô tô, xe máy, giấy đăng ký sở hữu trí tuệ...

- Các giấy tờ chứng minh mối quan hệ thân nhân giữa người để lại di sản và người từ chối nhận di sản như: chứng minh nhân dân, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu.

- Giấy tờ chứng tử hoặc các giấy tờ chứng minh người để lại di sản đã chết.

4. Có cần công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế không?

- Căn cứ vào Khoản 3 Điều 620 BLDS 2015, nếu muốn từ chối nhận di sản thừa kế thì phải lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản biết. Việc từ chối quyền thừa kế là công khai, minh bạch.

- Nếu như trong BLDS 2005, để đảm bảo tính xác thực và quyền thừa kế hợp pháp của các bên, tránh tình trạng làm giả giấy tờ, văn bản pháp lý, pháp luật quy định rõ về việc công chứng, chứng thực văn bản từ chối nhận di sản. Tuy nhiên đến BLSD 2015 thì quy định về công chứng, chứng thực văn bản từ chối nhận di sản thừa kế bị bãi bỏ. Theo đó, chỉ cần lập văn bản từ chối quyền thừa kế mà không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Người thừa kế cũng có thể yêu cầu công chứng nếu cảm thấy đó là cần thiết.

5. Quy trình từ chối nhận di sản thừa kế

Để việc thực hiện từ chối di sản thừa kế diễn ra thuận lợi, suôn sẻ, quý khách nên nắm rõ các bước thực hiện sau:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên.

- Bước 2: Liên hệ và nộp hồ sơ đã chuẩn bị cho Phòng/Văn phòng công chứng.

- Bước 3: Công chứng viên kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và các điều kiện đủ để từ chối nhận di sản thừa kế như: hồ sơ đầy đủ, hợp pháp; nếu hồ sơ thiếu hoặc sai sót thì phải bổ sung, sửa chữa; nếu phát hiện hồ sơ là giả mạo, không đủ cơ sở giải quyết thì công chứng viên từ chối xử lý.

- Bước 4: Nếu có dự thảo văn bản thì công chứng viên kiểm tra, nếu chưa có thì công chứng viên soạn và đưa cho người yêu cầu từ chối di sản đọc. Khi người yêu cầu đồng ý mọi nội dung trong dự thảo thì công chứng viên hướng dẫn ký tên, điểm chỉ vào văn bản. Cuối cũng công chứng viên ký, đóng dấu, trả kết quả cho người yêu cầu.

Trên đây là một số thông tin hữu ích công ty luật DHLaw cung cấp về thủ tục từ chối khai nhận di sản thừa kế mưới nhất. Mọi thắc mắc quy khách vui lòng liên hệ trực tiếp cho chúng tôi qua:

Bộ phận Tư vấn Thừa kế DHLaw
Add: Số 185 Nguyễn Văn Thương (D1 cũ), Phường 25, Q. Bình Thạnh, TPHCM
Tell: (028) 66 826 954     
Hotline: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Sự hợp tác của quý khách hàng là niềm vinh dự của chúng tôi!







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét