Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2019

Thừa kế thế vị theo pháp luật



Hiện nay các vụ việc tranh chấp về lĩnh vực thừa kế ngày càng tăng, đặc biệt là những vụ việc liên quan đến thừa kế thế vị. Vậy thừa kế thế vị là gì? Trường hợp nào được hưởng thừa kế thế vị? tranh chấp tài sản thừa kế thế vị là gì? Là những thắc mắ mà Quý khách hàng thường gửi về cho DHLaw. Hiểu được điều đó, qua bài viết này chúng tôi hi vọng sẽ giải đáp được một phần những thắc mắc của Quý khách.

1.     Thừa kế thế vị là gì?

Thừa kế thế vị là một trường hợp đặc biệt của thừa kế theo pháp luật. Mục đích của thừa kế thế vị là bảo vệ quyền và nghĩa vụ của cháu, chắt của người để lại di sản trong trường hợp nhất định. Thừa kế thế vị được quy định tại Điều 677 Bộ luật Dân sự 2015 góp phần hoàn thiện và điều chỉnh kịp thời các quan hệ thừa kế trong thực tế.



Thừa kế thế vị theo pháp luật
Thừa kế thế vị theo pháp luật

Như vậy, Thừa kế thế vị là việc các con (cháu, chắt) được thay thế vào vị trí của bố hoặc mẹ (ông, bà) để hưởng di sản của ông, bà (các cụ) trong trường hợp bố hoặc mẹ (ông, bà) chết trược hoặc cùng thời điểm với ông, bà (hoặc các cụ).

2.     Các trường hợp được hưởng thừa kế thế vị

Căn cứ theo Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 thì các trường hợp được hưởng thừa kế thế vị như sau:

-  Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản. Thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống.

-  Trong trường hợp cháu của người để lại di sản cũng chết trước hoặc cùng thời điểm với ông, bà. Thì chắt được hưởng phần di sản mà bố mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Như vậy trường hợp người để lại di sản chết không để lại di chúc mà người được hưởng di sản thừa kế cũng chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì con hoặc cháu tùy vào mỗi trường hợp sẽ được hưởng thừa kế thế vị phần di sản thừa kế đó. Bên cạnh đấy không ít phần thắc mắc gửi về cho DHLaw là liệu con nuôi hay cháu nuôi có được quyền hưởng thừa kế thế vị hay không? Vấn đề này cũng được nhiều luật sư, nhà nghiên cứu đặt ra và có nhiều ý kiến khác nhau. Theo quan điểm của chúng tôi thì con nuôi, cháu nuôi vẫn có thể có quyền hưởng thùa kế thế vị nếu chứng minh được tính hợp pháp. Trên cơ sở khoản 1 và khỏa 2 Điều 651 BLDS 2015.

3.  Dịch vụ tư vấn và hỗ trợ pháp lý về luật thừa kế của DHLaw

Quý khách hàng gặp vấn đề khó khăn hay có vướng mắc trong lĩnh vực luật thừa kế, hãy đến DHLaw để được tư vấn và hỗ trợ tận tình bởi đội ngũ luật sư và chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm. Đến với dịch vụ tư vấn và hỗ trợ pháp lý luật thừa kế của DHLaw Quý khách hàng sẽ được DHLaw tư vấn và hỗ trợ về các vấn đề về:

-         Tư vấn về Thừa kế theo pháp luật
-         Tư vấn về Thừa kế theo di chúc
-         Tư vấn về Thừa kế có yếu tố nước ngoài
-         Tư vấn về giải quyết tranh chấp tài sản Thừa kế
-         Tư vấn về thủ tục khai nhận di sản
-         Tư vấn về từ chối nhận di sản thừa kế
-         DHLaw mang đến cho Quý khách hàng về dịch vụ lập di chúc trọn gói
-         …

Ngoài lĩnh vực luật thừa kế, DHLaw còn cung cấp cho quý khách hàng các dịch vụ Tư vấn và hỗ trợ pháp lý trong các lĩnh vực: Luật doanh nghiệp. luật hôn nhân & gia đình. Luật sở hữu trí tuệ... luật lao động, các dịch vụ Thuế - Kế toán... Vì vậy nếu Quý khách hàng có như cầu hay có những vướng mắc trong công việc liên quan đến các vấn đề pháp lý thì hãy liên lạc ngay cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả nhất.


Trên đây là một số thông tin pháp luật hữu ích về thừa kế thế vị. Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0909 854 850 hoặc trực tiếp đến địa chỉ 185 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét