Trong quá trình
thành lập doanh nghiệp, mỗi cá nhân, tổi chức cần định hướng cho doanh nghiệp của
mình một thương hiệu riêng biệt để tạo ấn tượng với khách hàng. Bất cứ doanh
nghiệp nào cũng cần một cái tên và cái tên này sẽ là thương hiệu của chính
doanh nghiệp đó. Vậy có phải thích đặt tên doanh nghiệp thến nào cũng được? Để
giải đáp thắc mắc này, công ty luật DHLaw sẽ hướng dẫn cách đặt tên doanh nghiệp - công ty đúng với quy định
của pháp luật.
I. Tìm hiểu quy
định về tên doanh nghiệp:
1. Tên tiếng Việt
của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây (loại hình doanh nghiệp
+tên riêng):
a) Loại hình
doanh nghiệp:
- Tên loại hình
doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối
với công ty trách nhiệm hữu hạn;
- Được viết là “công
ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần
- Được viết là “công
ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh
- Được viết là “doanh
nghiệp tư nhân”, DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân
Công ty luật DHLaw hướng dẫn cách đặt tên doanh nghiệp - công ty |
b) Tên riêng:
Tên riêng được
viết tắt bằng các chữa cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W,
chữ số và kí hiệu.
2. Căn cứ vào
quy định tại điều này và các Điều 39, 40, 42 của Luật Doanh nghiệp năm 2014, Cơ
quan đăng ký doanh nghiệp có quyền từ chối không chấp thuận tên dự kiến đăng ký
của doanh nghiệp. (Tham khảo Điều 38 Luật Doanh Nghiệp năm 2014).
II. Những điều cấm
trong đặt tên doanh nghiệp
1. Đặt tên trùng
hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký theo quy định của Luật
Doanh nghiệp năm 2014.
2. Sử dụng tên
cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp,
trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
Công ty luật DHlaw hướng dẫn cách đặt tên doanh nghiệp - công ty |
3. Sử dụng từ ngữ,
ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của
dân tộc.
4. Người thành lập doanh nghiệp hoặc
doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của
doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định
có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
(Tham khảo Điều
39 Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Điều 17 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày
14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp)
III. Tên trùng
và tên gây nhầm lẫn
1. Tên trùng là
tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với
tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
2. Tên gây nhầm
lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký (quy định tại Điều 42 Luật Doanh nghiệp
năm 2014 và Điều 17 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về
đăng ký doanh nghiệp).
(Tham khảo Điều
42 Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Điều 17 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày
14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp)
IV. Tên doanh
nghiệp bằng tiếng nước ngoài
1. Tên doanh
nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong
những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên
riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng
nước ngoài.
2. Tên doanh
nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài không được trùng với tên viết bằng tiếng nước
ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký.
Việc đặt tên
doanh nghiệp vốn sĩ rất phức tạp, nếu không nắm rõ kiến thức luật sở hữu công
nghiệp thì chủ sở hữu dễ gặp phải tình trạng tranh chấp quyền Sở hữu trí tuệ. Công ty Luật uy tín Quận Bình Thạnh sẽ
là đối tác tin cậy để hỗ trợ quý khách hoàn thành công việc thuận lợi và suôn sẻ.
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
Bộ phận Tư vấn Doanh Nghiệp
DHLaw
Add: Số 185 Nguyễn Văn Thương (Đường D1 cũ), Phường 25, Q. Bình Thạnh, TPHCM.
Tell: 028 66 826 954
Hotline: 0935 655 754
Email: contact@dhlaw.com.vn
Trân trọng./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét