Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

Khai nhận di sản đối với người mất tích cần những giấy tờ gì?


Câu hỏi:



Chào Luật sư! Em là Quế Lâm hiện đang sinh sống tại TPHCM, em có một vấn đề cần đến sự tư vấn của Luật sư: Bố mẹ em sau khi kết hôn sinh được 3 người con và cùng nhau một ngôi nhà. Chẳng lâu sau, bố em đi công tác xa và 7 năm nay không quay về nữa, mẹ em vì quá buồn đâu cũng lâu bệnh mà mất. Hiện nay, 3 chị em em muốn làm giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất trên thì phải làm như thế nào và làm tại đâu à? Mong Luật sư hồi đáp sớm giúp em. Em xin chân thành cảm ơn.




Trả lời:



Quế Lâm thân mến!


Chúng tôi vô cùng cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến chuyên mục hỏi đáp pháp luật của công ty Luật DHLaw. Với câu hỏi của chị chúng tôi xin đưa ra quan điểm pháp lý như sau: 

1. Khai nhận di sản đối với người mất tích.

Theo như những gì mà chị trình bày trên đây thì bố đã mất tích được 7 năm nên và mẹ chị đã mất nhưng không kịp để lại di chúc, vì vậy di sản sẽ được chia cho người thừa kế theo pháp Luật được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 676 của Bộ luât Dân sự 2005 như sau:

Khai nhận di sản đối với người mất tích cần những giấy tờ gì?
Khai nhận di sản đối với người mất tích cần những giấy tờ gì?


-Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết, trong đó có 3 chị em của chị.

Hồ sơ:

– Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu;

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;

– Giấy chứng tử của bố mẹ bạn;

– Giấy tờ tùy thân của các thừa kế;

– Những giấy tờ khác (như: giấy khai sinh, giấy kết hôn …).

Thủ tục:

Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế. Các đồng thừa kế có thể lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo quy định tại điều 57 Luật công chứng 2014:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.

2. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.

3. Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.

4. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.”

Hoặc Văn bản khai nhận di sản đối với người mất tích theo quy định tại Điều 58 Luật công chứng 2014″

“1. Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.

2. Việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật này.

3. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản.”

Sau khi công chứng văn bản thừa kế, người được hưởng di sản thực hiện thủ tục đăng ký quyền tài sản tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất.

2. Nơi đăng ký sang tên quyền sở hữu nhà ở.

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên môi trường cấp huyện nơi có đất.

Với nội dung mà công ty Luật DHLaw cung cấp trên đây nếu còn điểm nào chưa rõ cũng như Qúy khách còn thắc mắc các vấn đề nào khác có liên quan thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn rõ ràng từ các chuyên gia tư vấn pháp lý giỏi, nắm vững kiến thức chuyên môn, luôn có trách nhiệm trong công việc hứa hẹn sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho phía Khách hàng. 

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn Pháp Luật về Thừa kế DHLaw
Add:  Số 185 Nguyễn Văn Thương (Đường D1 cũ), Phường 25, Q. Bình Thạnh, TPHCM.
Tell: 028 66 826 954 
Hotline: 0935 655 754
Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét