Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2018

Bao nhiêu tuổi thì được quyền lập di chúc?

 Mỗi cá nhân đều có quyền lập di chúc và để lại tài sản của mình cho người khác sau khi qua đời. Tuy nhiên trong quá trình tiến hành lập di chúc, chúng ta cần tìm hiểu những thông tin cơ bản về pháp luật thừa kế. Qua đó bạn sẽ biết được bao nhiêu tuổi thì được quyền lập di chúc và cách thức tạo lập di chúc như thế nào.

Tại Điều 625 BLDS 2015 quy định: “Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này và người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc”.


Bao nhiêu tuổi thì được quyền lập di chúc?
Bao nhiêu tuổi thì được quyền lập di chúc?

Như vậy, ở trường hợp này người đủ 15 tuổi đế 18 tuổi có thể tự xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự trừ các trường hợp giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản, lập di chúc... Vì phải có người giám hộ hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật về thừa kế.

Sở dĩ pháp luật quy định như vậy là vì những người ở độ tuổi này suy nghĩ còn non trẻ, là lứa tuổi mới trưởng thành, thường có những hành vi và suy nghĩ bộc phát, chưa có nhận thức đầy đủ hậu quả của hành vi lập di chúc. Tuy nhiên cho dù có người giám hộ thì khi viết di chúc, người lập di chúc phải đảm bảo rằng ý chí của mình là hoàn toàn tự nguyện, minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.

Bất kì ai lợi dụng lứa tuổi này để lừa đảo, cưỡng ép, hành hung nhằm chiếm đoạt tài sản thì đều bị truy tố trách nhiệm dân sự, hình sự  hoặc bị tước quyền hưởng thừa kế tài sản. Chính vì vậy bạn nên nắm rõ để biết quyền lợi của mình.

Tại Điều 20 BLDS 2015, người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này. Nghĩa là khi đủ 18 tuổi bạn hoàn toàn có thể tự quyết định, tự lập di chúc và tự chịu mọi trách nhiệm hành vi dân sự, hình sự do mình gây ra.

Lưu ý:  Nhưng những người thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) thuộc vào các trường hợp tại điều 22 BLDS 2015 (mất năng lực hành vi dân sự), Điều 23 BLDS 2015 (người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi), Điều 24 BLDS 2015 (hạn chế năng lực hành vi dân sự) mà thỏa mãn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 BLDS 2015 không có quyền lập di chúc.

Nếu như bạn muốn được tư vấn pháp luật về thừa kế cụ thể, nhanh chóng, chính xác hơn thì hãy chủ động liên hệ Hotline: 0909 854 850 hoặc trực tiếp đến địa chỉ  Số 185 Nguyễn Văn Thương (Đường D1 cũ), Phường 25, Q. Bình Thạnh, TPHCM., chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ pháp lý khác liên quan đến thừa kế như:

- Thực hiện soạn thảo di chúc, hoàn thiện hồ sơ di chúc trọn gói giá rẻ;

- Hòa giải, giải quyết các tranh chấp thừa kế tài sản đất đai, nhà ở;

- Tư vấn cách phân chia di sản thừa kế theo di chúc và theo pháp luật;

- Thực hiện các thủ tục khai nhận di sản thừa kế, soạn thảo văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế.

----------------------------------------------------------

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:


Bộ phận Tư vấn Luật Thừa kế DHLaw
Add:  Số 185 Nguyễn Văn Thương (Đường D1 cũ), Phường 25, Q. Bình Thạnh, TPHCM.
Tell: (028) 66 826 954     
Hotline: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét